Image default
Tư vấn

Tác dụng của cây đinh lăng

Cây đinh lăng không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên, rất ít ai biết, loại cây phổ biến này lại là một bài thuốc dân gian với rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Theo các nghiên cứu y khoa gần đây, tác dụng của cây đinh lăng có thể kể đến như tăng sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể, thông tia sữa, căng vú sữa, chữa vết thương,…

1. Tác dụng cây đinh lăng

Chữa lành vết thương

Từ xưa, các cụ đã biết rửa sạch ít lá đinh lăng và giã nát, đem đắp lên các vết thương đang chảy máu, giúp cầm máu và viết thương mau lành hơn. Vì vậy, bạn có thể tận dụng tác dụng này để xử lý các vết thương hở nhỏ.

Sử dụng rễ cây đinh lăng chữa bệnh

Lợi sữa, chữa tắc tia sữa

Đối với phụ nữ sau sinh, tắc tia sữa là một tình trạng phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Một trong những bài thuốc dân gian chữa tắc tia sữa bạn có thể áp dụng đó là rửa sạch lá đinh lăng, đem đun sôi và chắt lấy nước uống. Bên cạnh đó, bạn có thể đem lá đinh lăng phơi khô và pha uống hàng ngày.

Chữa các bệnh tiêu hóa

Với công dụng nhuận tràng, lợi tiểu, lá đinh lăng là một bài thuốc giúp chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, tiểu dắt, thậm chí cả bệnh trĩ,…

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Việc trẻ ra mồ hôi trộm sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị mất sức và cảm lạnh hơn. Do đó, bố mẹ có thể sử dụng ít lá đinh lăng phơi khô và lót dưới gối, giường, cho trẻ nằm lên.

Lá cây đinh lăng được sử dụng để chế biến một số món ăn

Chữa sưng đau cơ khớp

Đối với người già, thường xuyên đau cơ khớp khi thời tiết thay đổi, sử dụng lá đinh lăng hơ nóng, đắp lên chỗ bị sưng đau là cách giúp giảm bớt những khó chịu, đau đớn do bệnh gây ra.

2. Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Không thể phủ nhận những tác dụng cây đinh lăng đối với sức khỏe của mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, do dành phần saponin có tính phá huyết cao, khi sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên sẽ làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, bạn nên biết rõ tình trạng bệnh của bản thân và sử dụng với liều lượng hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng cây đinh lăng nhưng xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, bạn nên dừng lại và thăm khám bác sĩ.

Không sử dụng dồn lượng đinh lăng trong một thời gian ngắn mà nên chia nhỏ trong nhiều ngày. Nên dùng lá và rễ cây đinh lăng có tuổi thọ trên 3 năm.

Trên đây là những kiến thức về tác dụng cây đinh lăng đối với sức khỏe. Tùy thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh lý của từng đối tượng mà bạn nên điều chỉnh sử dụng liều lượng cây đinh lăng sao cho phù hợp và cần tham khảo ý kiến, sự tư vấn của các y bác sĩ.

Rate this post

Related posts

DN có thể góp ý về mức xử phạt hành vi xuất lùi ngày HĐĐT

Trần Thu Nguyệt

Mách bạn cách giảm mỡ bắp tay bằng muối tại nhà

Trần Thu Nguyệt

Bếp âu 6 họng tiện ích

Trần Thu Nguyệt

Leave a Comment